Tiêu điểm

Hai năm sau vụ bạo loạn ở Bình Thuận - Bài học vẫn còn đó

Cách đây đúng 2 năm, ngày 10/6/2018, cả nước như bàng hoàng với những gì diễn ra ở ở Bình Thuận và một số địa phương khác. Sau khi xuất hiện những lời kêu gọi biểu tình phản đối Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu)và Luật An ninh mạng, một số người dân do bị kích động hoặc thiếu hiểu biết đã tham gia tuần hành, tụ tập trái phép ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngày 10 và 11-6-2018, tại một số tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là ở Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cảnh nhiều người tụ tập trái phép, biểu tình bày tỏ thái độ không đồng tình với Dự luật đang được Quốc hội xem xét, gây ách tắc giao thông, thậm chí ở nhiều nơi trụ sở chính quyền bị đập phá, để lại hình ảnh xấu về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Điển hình là tối ngày 10-6-2018, hàng trăm người quá khích đã xô cổng, đập vỡ cửa kính vọng gác, tấn công lực lượng bảo vệ và ném bom xăng, đốt một số xe máy, ôtô bên trong trụ sở UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận. Những người này tiếp tục dùng mảnh kính, đá ném làm một số cảnh sát bị thương. Trụ sở của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng bị đập phá. Đến 22h, hàng trăm người manh động, tháo bảng hiệu, ném bom xăng gây cháy nhiều phòng làm việc, phá hoại tài sản nhà nước tại trụ sở UBND tỉnh. Nhiều người quá khích đã chia thành nhiều tốp đi từ thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong để chặn xe trên đường quốc lộ 1. Nhiều người lấy đá ném vào xe tuần tra của công an, gây hư hỏng nặng. Giao thông trên quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Bình Thuận bị tê liệt từ 17h ngày 10-6 đến 0h ngày 11-6. 

Vụ việc ở Bình Thuận nói riêng và một số địa phương khác nói chung liên quan đến biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu kinh tế cho thấy những nguy cơ, thách thức đối với an ninh quốc gia; nhất là những nguy cơ về cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố xảy ra ở Việt Nam và mặt trái của mạng xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ và tốc độ phổ cập Internet ở Việt Nam, số lượng người sử dụng mạng xã hội tăng nhanh chóng; tuy nhiên, ý thức cũng như nhận thức người dùng mạng xã hội ở Việt Nam không cao, dễ bị các thế lực thù địch đưa tin sai trái, lừa bịp. Trong vụ việc ở Bình Thuận, qua quá trình xác minh, lực lượng chức năng xác định nhiều đối tượng không nghề nghiệp, có tiền án, tiền sự được cho tiền để đi gây rối. Số khác như người già, người thiểu năng trí tuệ, thanh niên, sinh viên, học sinh bị xúi giục cũng tham gia biểu tình. Khi đến nơi sự việc xảy ra, do bị ảnh hưởng tâm lý đám đông, họ đã có những hành động quá khích, thậm chí phá hoại tài sản nhà nước, chống đối lực lượng công an.

Bên cạnh đó, vụ việc ở Bình Thuận cho thấy một thực tế rõ ràng rằng, các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, ý đồ xấu với Việt Nam. Chúng luôn tìm cách lợi dụng, thổi phồng những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ của chúng ta để lôi kéo, bôi nhọ, nói xấu nhằm mục đích cao nhất là lật đổ chế độ, kích động biểu tình, bạo loạn ở trong nước.

Chính từ những vấn đề trên, đòi hỏi các cấp, chính quyền cần thường xuyên cảnh giác trước âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch, đồng thời, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ mạng xã hội, tránh để các đối tượng lợi dụng vào hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối trật tự công cộng.

Con đường phía trước

26 nhận xét:

  1. Sự việc hàng trăm người quá khích đã xô cổng, đập vỡ cửa kính vọng gác, tấn công lực lượng bảo vệ và ném bom xăng, đốt một số xe máy, ôtô bên trong trụ sở UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận... gây nhiều bức xúc trong dư luận cũng như là các hành vi vi phạp pháp luật, đế nay các đối tg đã bị xử lý theo qđ của pl nhưng đó vẫn là bài học lớn cho chúng ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thể để tình trạng dân chủ kiểu ngồi xổm trên pháp luật như vậy được

      Xóa
  2. Sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng phát hiện có nhiều đối tượng đứng sau kích động, tài trợ tiền, kích động người dân biểu tình, thuê đám côn đồ, giang hồ ở các tỉnh khác tham gia đốt phá, gây rối trật tự công cộng, thậm chí, còn chở đá gộc, chai xăng từ khu vực khác để “phục vụ” đám gây rối. Và không khó để biết, ai là những kẻ chủ mưu của vụ việc này.

    Trả lờiXóa
  3. Vụ bạo loạn ở Bình Thuận năm 2018 cho chúng ta thấy rõ rằng, nguy cơ về một cuộc cách mạng đường phố luôn tiềm ẩn ở Việt Nam, tác hại của việc buông lỏng quản lý mạng xã hội gây hậu quả tới an ninh quốc gia như thế nào. Chính vì vấn đề này, ngay sau vụ Bình Thuận, 86,86% đại biểu quốc hội đã đồng ý thông qua Luật An ninh mạng. Và đến nay, chúng ta thấy rõ đây là một quyết định cực kỳ sáng suốt.

    Trả lờiXóa
  4. Những hình ảnh đám côn đồ, người dân bị kích động ném bom xăng, ném đá, tấn công lực lượng công an lan tràn trên mạng xã hội, gây bức xúc trên cộng đồng mạng.Hai năm đi qua, nhưng bài học về cuộc bạo loạn Bình Thuận vẫn còn đó. Các thế lực thù địch vẫn chưa bao giờ từ bỏ âm mưu với Việt Nam nên chúng ta phải hết sức cảnh giác

    Trả lờiXóa
  5. Việc xâm phạm và đốt phá cơ quan nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, sẽ phải bị xử lý trước pháp luật. Còn việc người dân Phan Rí Cửa gây tắc nghẽn QL1, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho tỉnh, mà còn thiệt hại cho rất nhiều người tham gia giao thông

    Trả lờiXóa
  6. có thể thấy, Đảng, Nhà nước ta đã tích cực tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân và nhanh chóng có những sửa đổi phù hợp với thực tiễn. Tinh thần trọng dân, lắng nghe dân luôn được Đảng và Nhà nước ta đề cao và đã được khẳng định trong thực tế, hoàn toàn không phải như các thế lực thù địch cho rằng “Đảng đã quyết, mọi chuyện đã rồi”

    Trả lờiXóa
  7. việc bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là việc đáng hoan nghênh, thể hiện trách nhiệm công dân đối với việc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, việc thể hiện ý kiến, quan điểm bằng các hành vi gây rối, chống phá người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản của cơ quan nhà nước lại không mang tính xây dựng, tích cực mà còn ảnh hưởng đến trật tự - an ninh xã hội

    Trả lờiXóa
  8. đây là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lôi kéo, kích động người dân gây ra sự bất ổn trong xã hội, đặc biệt là những bất ổn chính trị, tạo những kẽ hở để các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp, thực hiện âm mưu chống phá, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó lật đổ chính quyền nhân dân, làm thay đổi chế độ chính trị

    Trả lờiXóa
  9. cần khẳng định rằng, các tầng lớp nhân dân quan tâm góp ý, thảo luận, trong đó có việc phản biện xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước là rất cần thiết, là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước ta rất trân trọng. Văn kiện Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: "Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội"

    Trả lờiXóa
  10. đại đa số người tham gia biểu tình, gây rối là do sự hiếu kỳ vànhận thức hạn chế về pháp luật. Qua điều tra cho thấy, nhiều đối tượng không nghề nghiệp, có tiền án, tiền sự được cho tiền để đi gây rối. Số khác như người già, người thiểu năng trí tuệ, thanh niên, sinh viên, học sinh bị xúi giục cũng tham gia biểu tình. Khi đến nơi sự việc xảy ra, do bị ảnh hưởng tâm lý đám đông, họ đã có những hành động quá khích, thậm chí phá hoại tài sản nhà nước, chống đối lực lượng công an

    Trả lờiXóa
  11. âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Trong những sự việc quá khích, gây rối vừa qua, nhiều tổ chức, cá nhân được sự “tiếp sức” của các phần tử phản động ở nước ngoài đã nhanh chóng “vào cuộc”, tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự. Chúng lợi dụng, thổi phồng những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ của chúng ta để lôi kéo, bôi nhọ, nói xấu nhằm mục đích cao nhất là lật đổ chế độ

    Trả lờiXóa
  12. mỗi người dân, đặc biệt là các cán bộ, đảng viên cầnnâng cao tinh thầncảnh giác, không để cácthế lực xấu lợi dụng tình cảm yêu nước chân chính để kích động các hoạt động tập trung đông người, gây mất trật tự công cộng, vi phạm pháp luật;không để bị lợi dụng, kích động, vô hình trung vi phạm pháp luật, tiếp tay cho các thế lực xấu chống phá. Lòng yêu nước phải dựa trên cơ sở có hiểu biết pháp luật, nắm vững được bản chất của vấn đề phản biện xã hội. Mỗi người dân, mỗi cán bộ, đảng viên cần đề cao trách nhiệm chính trị-xã hội, nói không với việc tụ tập, tuần hành trái phép,biểu tình dưới mọi hình thức,thực hiện đúng quyền dân chủ, giám sát và phản biện xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  13. Mấy năm qua, đã không ít lần những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, những công việc lớn của quốc gia, những sự cố bị các thế lực xấu lợi dụng để xuyên tạc, kích động như xung quanh việc sửa đổi Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai; việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo; sự cố về môi trường biển 4 tỉnh miền Trung...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự kiện này sẽ mãi là bài học đắt giá để chúng ta luôn nhìn vào, chủ động hơn nữa trong công tác nắm tình hình thế lực thù địch, chủ động triển khai các biện pháp cụ thể đẻ hạn chế và tiêu diệt triệt để hậu quả của nó

      Xóa
  14. Không ít chuyên gia nghiên cứu đã cảnh báo phải cảnh giác với việc các thế lực thù địch đang thực hiện mưu đồ tập dượt để hòng thực hiện âm mưu bạo loạn lật đổ theo mô hình “cách mạng màu”, “mùa xuân Ả-rập” từng xảy ra ở nhiều nước. Sau sự kiện “mùa xuân Ả-rập”, nhiều nhà nghiên cứu đã đúc kết 4 bước tiến hành của các cuộc “cách mạng màu”, trong đó bước cuối cùng là khi sự bức xúc có dấu hiệu lan rộng thì tìm cớ hoặc tạo cớ tổ chức biểu tình đòi dân chủ, nhanh chóng chuyển từ biểu tình ôn hòa thành bạo động, lật đổ, tiến công, cướp bóc, đập phá tài sản nhà nước...

    Trả lờiXóa
  15. Đây là bài học cho chúng ta trước những âm mưu kích động của các thế lực thù địch trong kích động người dân biểu tình chống phá. Hiện nay để hiện thực hóa cho các âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta, gây bất ổn xã hội thì một trong các hoạt động của chúng là thổi phồng những sai phạm, gây hoang mang, hiểu nhầm, đưa thông tin sai sự thật kích động người dân xuống đường biểu tình gây rối. Đây là một âm mưu đặc biệt nguy hiểm đòi hỏi mỗi người dân, mỗi cán bộ đảng viên phải gần dân sát dân vạch trần, phát hiện đấu tranh ngăn chặn các âm mưu này.

    Trả lờiXóa
  16. Chúng ta: Mỗi người dân, mỗi cán bộ, đảng viên cần đề cao trách nhiệm chính trị-xã hội, nói không với việc tụ tập, tuần hành trái phép,biểu tình dưới mọi hình thức,thực hiện đúng quyền dân chủ, giám sát và phản biện xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  17. Sự kiện này sẽ mãi là bài học đắt giá để chúng ta luôn nhìn vào, chủ động hơn nữa trong công tác nắm tình hình thế lực thù địch, chủ động triển khai các biện pháp cụ thể đẻ hạn chế và tiêu diệt triệt để hậu quả của nó

    Trả lờiXóa
  18. Chúng lợi dụng, thổi phồng những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ của chúng ta để lôi kéo, bôi nhọ, nói xấu nhằm mục đích cao nhất là lật đổ chế độ

    Trả lờiXóa
  19. Vụ bạo loạn ở Bình Thuận đã để lại cho chúng ta quá nhiều bài học Đó sẽ mãi là vụ việc điển hình để chúng ta chủ động, sát sao hơn trong việc nắm bắt tình hình, tìm hiểu âm mưu của bọn phản động để có phương án đấu trí phù hợp, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc

    Trả lờiXóa
  20. Sau sự kiện “mùa xuân Ả-rập”, nhiều nhà nghiên cứu đã đúc kết 4 bước tiến hành của các cuộc “cách mạng màu”, trong đó bước cuối cùng là khi sự bức xúc có dấu hiệu lan rộng thì tìm cớ hoặc tạo cớ tổ chức biểu tình đòi dân chủ, nhanh chóng chuyển từ biểu tình ôn hòa thành bạo động, lật đổ, tiến công, cướp bóc, đập phá tài sản nhà nước...

    Trả lờiXóa
  21. Vụ bạo loạn ở Bình Thuận năm 2018 cho chúng ta thấy rõ rằng, nguy cơ về một cuộc cách mạng đường phố luôn tiềm ẩn ở Việt Nam, tác hại của việc buông lỏng quản lý mạng xã hội gây hậu quả tới an ninh quốc gia như thế nào. Chính vì vấn đề này, ngay sau vụ Bình Thuận, 86,86% đại biểu quốc hội đã đồng ý thông qua Luật An ninh mạng. Và đến nay, chúng ta thấy rõ đây là một quyết định cực kỳ sáng suốt.

    Trả lờiXóa
  22. Các đối tượng phản động, quá khích trong và ngoài nước đã phát huy tối đa những tiện ích của mạng xã hội, internet để công khai kích động người dân. Trong khi đó, lực lượng tuyên giáo của tỉnh mỏng, chưa kịp thời triệt để tận dụng các phương tiện công nghệ số, mạng xã hội trong quá trình chỉ đạo, xử lý, ngăn chặn…

    Trả lờiXóa
  23. Các cơ quan các cấp, chính quyền cần thường xuyên cảnh giác trước âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch, đồng thời, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ mạng xã hội để mạng xã hội không biến thành công cụ chống phá của chúng bởi hiện nay mạng xã hội có sức lan tỏa rất lớn.

    Trả lờiXóa