CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO VACCINE – ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA
Hoa
Nam
Trước diễn biến
rất phức tạp của đại dịch Covid - 19 tại nước ta thì nhu cầu tiêm vaccine cho
toàn bộ người dân, đặc biệt là người dân ở vùng có dịch nhằm tạo miễn dịch cộng
đồng đang là nhu cầu cấp thiết đặt ra trong công tác phòng, chống dịch bệnh
Covid - 19 của nước ta hiện nay. Bên cạnh nguồn vaccine ngừa Covid-19 trên
thế giới đang khan hiếm, Việt Nam chưa sản xuất và tự chủ được vaccine, với nhu
cầu cấp thiết về vaccine như hiện nay thì Ngoại giao vaccine là mặt trận quan
trọng mang tính quyết định để vaccine về Việt Nam nhanh nhất, nhiều nhất và sớm
nhất có thể là khâu đầu tiên quyết định thực hiện thắng lợi của chiến lược
vaccine. Ngoại
giao vaccine không chỉ giúp Việt Nam tiếp cận nguồn và nhập khẩu vắc xin mà còn
mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, hướng tới khả năng tự
cung cấp và đảm bảo nguồn cung vắc xin bền vững trong tương lai.
Trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam vẫn là
một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp do chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh
nên không được ưu tiên phân phối vắc xin. Tuy nhiên, khi đợt bùng phát dịch thứ
4 lan rộng và gây ra những hậu quả lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, Việt Nam
không ngần ngại đề cập thẳng thắn về vấn đề vaccine với các quốc gia bạn bè, đối
tác và đều được thế giới lắng nghe. Dưới sự chỉ đạo
của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, vừa qua các hoạt động đối ngoại cấp cao qua kênh
đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, đã được triển khai hết
sức thần tốc, khẩn trương, quyết liệt, hiệu quả và đã đem lại những kết quả rõ
rệt. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã quan
tâm, chỉ đạo và tham gia trực tiếp trong các hoạt động từ ngoại giao song
phương hay đa phương, điện đàm hay viết thư cho lãnh đạo các nước, lãnh đạo các
tổ chức quốc tế và cả các hãng sản xuất vaccine… để có thể hỗ trợ cung cấp
nhanh nhất vaccine cho Việt Nam
Đến thời điểm
này, Việt Nam đã tiếp cận khoảng 60 triệu liều vaccine ngừa Covid-19;
có các cam kết, thỏa thuận, hợp đồng và nhận được nhiều nguồn viện trợ vắc xin
của Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Úc, Anh và các nước khác với số lượng trên 130 triệu
liều, đang nỗ lực đàm phán ký kết trên 40 triệu liều để nâng tổng số lên 170
triệu liều vào năm 2021. Ngoài ra, Ngoại giao vaccine còn bao hàm cả việc thúc
đẩy hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch bệnh, chuyển giao công nghệ sản xuất
vaccine, thuốc điều trị Covid - 19.
Trong khi đó, đây
cũng là một nội dung các đối tượng xấu, phản động, thù địch đang tập trung chĩa
mũi nhọn để chống phá, với các luận điệu xuyên tạc như “chống dịch bằng khẩu hiệu,
bằng điện thoại, bằng công cụ trực tuyến với lãnh đạo các quốc gia tư bản giãy
chết Mỹ, Úc, EU…để xin vắc xin…”. Bên cạnh đó, các đối tượng liên tục phát tán
những bài viết, hình ảnh, clip xuyên tạc, vu cáo cho rằng chính quyền chưa có sự
hỗ trợ kịp thời cho người dân, việc chưa triển khai tiêm chủng vaccine rộng rãi
bằng nguồn vốn từ Quỹ vaccine sẽ khiến cho dịch bệnh lây lan ngày càng rộng,
người dân sẽ không được tiếp cận, sử dụng theo đúng mục đích của Quỹ vaccine mà
phải bỏ tiền để mua vaccine...
Tuy nhiên, trái ngược với những luận điệu xuyên tạc của các đối tượng, Đảng
và Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân cả nước đang làm hết sức mình
với nhiều giải pháp quyết liệt để sớm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, trong đó
chiến lược ngoại giao vaccine đang đem lại nhiều hiệu quả tích cưc. Nhờ sự nỗ lực
không biết mệt mỏi của cả hệ thống chính trị, công tác tiêm chủng vaccine cho người dân đang được đẩy mạnh để sớm đạt được
miễn dịch cộng đồng, tạo tiền đề để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống
trở lại bình thường.
Thời gian tới,
dịch bệnh Covid - 19 sẽ còn có những diễn biến phức tạp, nhưng với sự lãnh đạo
đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm, đồng lòng của các cơ
quan, ban, ngành và toàn thể người dân, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch
để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đem lại cuộc sống bình yên cho người
dân./.
Ngoại giao vaccine đã và đang là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm mục đích tiêm phủ vaccine toàn dân, dù cho tiêm vaccine không phải 100% không mắc bệnh, nhưng nó sẽ giảm được tình trạng bệnh nặng và giảm tỉ lệ tử vong.
Trả lờiXóatrong bối cảnh nguồn vaccine trên thế giới tiếp tục khan hiếm nghiêm trọng, Việt Nam đã triển khai chiến dịch ngoại giao vaccine hết sức khẩn trương, toàn diện, quyết liệt và các nỗ lực này đã đem lại kết quả bước đầu, hướng tới mục tiêu có vaccine nhiều nhất, nhanh nhất để tiêm chủng cho nhân dân.
Trả lờiXóaNgoại giao vaccine được xác định là một mũi nhọn để thực hiện chiến lược trên, trong bối cảnh nguồn vaccine trên thế giới sẽ tiếp tục là vấn đề cấp bách ở tầm toàn cầu, không chỉ đối với Việt Nam.
Trả lờiXóaNgoại giao vaccine là giải pháp vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa lâu dài, nhằm bảo đảm nguồn vaccine để bảo vệ sức khỏe nhân dân, đồng thời tạo điều kiện khôi phục các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh bình thường, nhất là trong tình hình thiếu hụt vaccine và tiếp cận bất bình đẳng về vaccine trên toàn cầu như hiện nay.
Trả lờiXóaNhờ thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trả lờiXóaCông tác đối ngoại của Đảng cùng ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được kết hợp hài hòa đã tạo nên những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, góp phần tạo nên môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Trả lờiXóaTrong giải quyết những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần khẳng định là phải trên cơ sở quán triệt và thực hiện tốt đường lối đối ngoại hòa bình hữu nghị, độc lập, tự chủ bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chủ trương và cách giải quyết đó của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân cũng như toàn xã hội, được dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ.
Trả lờiXóaNhững kết quả của chiến lược 'ngoại giao' vắc xin thời gian qua mang tới những kết quả tích cực trong phòng chống đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, góp phần đẩy nhanh tiêm chủng tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, tăng cường năng lực hệ thống y tế.
Trả lờiXóaTrong bối cảnh nguồn vắc xin vẫn còn khan hiếm trên toàn thế giới, khả năng tiếp cận với nguồn vắc xin cũng còn hạn chế, ngoại giao vắc xin Việt Nam đã trở thành ưu tiên số 1 của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong nhiều tháng qua.
Trả lờiXóaNgoại giao vắc xin không chỉ giúp Việt Nam tiếp cận nguồn và nhập khẩu vắc xin mà còn mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, hướng tới khả năng tự cung cấp và đảm bảo nguồn cung vắc xin bền vững trong tương lai.
Trả lờiXóaTrong nửa đầu năm 2021, Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp do chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh nên không được ưu tiên phân phối vắc xin. Tuy nhiên, khi đợt bùng phát dịch thứ 4 lan rộng và gây ra những hậu quả lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, Việt Nam không ngần ngại đề cập thẳng thắn về vấn đề vắc xin với các quốc gia bạn bè, đối tác và đều được thế giới lắng nghe.
Trả lờiXóaTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã đích thân thực hiện nhiều cuộc điện đàm với lãnh đạo cấp cao các nước như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình… nhằm thúc đẩy "ngoại giao" vắc xin cũng như các hợp tác chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin…
Trả lờiXóaBên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đã làm việc với công ty Pfizer và được cam kết chuyển đủ 31 triệu liều vắc xin đã ký hợp đồng với Việt Nam ngay trong năm 2021 và 20 triệu liều vắc xin cho trẻ em khi có đầy đủ dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn.
Trả lờiXóaTrong bối cảnh trong nước chưa sản xuất được vắc xin, ngoại giao vắc xin là một "mặt trận" rất quan trọng, là khâu đầu tiên quyết định thực hiện thắng lợi của chiến lược vắc xin.
Trả lờiXóaĐứng trước tình hình này, cùng với việc bổ sung phương châm phòng chống dịch "5K + vắc xin + công nghệ", Việt Nam xác định, chiến lược vắc xin vừa là nhiệm vụ rất cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài để kiểm soát và tiến tới đẩy lùi dịch Covid-19.
Trả lờiXóaThực tế là, bằng ngoại giao vắc xin, hàng chục triệu liều vắc xin từ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đã về đến Việt Nam, đóng góp trực tiếp vào công tác phòng chống dịch, tiến tới từng bước mở cửa xã hội.
Trả lờiXóaCó được kết quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ từ lãnh đạo cấp cao nhất đến những người tham gia trực tiếp vào công tác ngoại giao vắc xin là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Trả lờiXóaMột trong những địa bàn được đánh giá là có những kết quả tích cực trong công tác ngoại giao vắc xin là Liên bang Nga, khi Việt Nam không chỉ tiếp cận được nguồn vắc xin của Nga mà còn đạt thỏa thuận về chuyển giao công nghệ để gia công vắc xin Sputnik V tại Việt Nam, từng bước tiến tới tự chủ nguồn vắc xin mà không phải sử dụng ngân sách nhà nước.
Trả lờiXóaThành quả tốt đẹp của công tác ngoại giao vắc xin nói chung cũng như ngoại giao vắc xin với địa bàn Liên bang Nga nói riêng đến từ một chiến lược xuyên suốt, kịp thời và hiệu quả từ trên xuống dưới, cũng như từ những hành động cụ thể thể hiện quyết tâm đưa được vắc xin về càng nhiều, càng sớm càng tốt phục vụ công tác phòng chống dịch. Có thể thấy, thông điệp về vận động vắc xin được thể hiện trong mọi chương trình nghị sự, làm việc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với lãnh đạo, đại diện ngoại giao các nước bạn.
Trả lờiXóa“Ngoại giao vaccine” trong giai đoạn hiện nay rất kịp thời và cần thiết, nhất là trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và bất bình đẳng tiếp cận vaccine trên toàn cầu.
Trả lờiXóaNgoại giao vaccine” thực chất là việc tranh thủ các mối quan hệ song phương và đa phương thông qua các tổ chức quốc tế để tăng cường tiếp cận vaccine cho nhân dân, đồng thời đóng góp chung cho nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm tiếp cận công bằng vaccine trên toàn cầu
Trả lờiXóaNgay từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới và Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã sớm dự báo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống dịch, trong đó có triển khai chiến lược vaccine, gồm 3 nội dung: Một là, tiếp cận nguồn vaccine từ bên ngoài. Hai là, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine. Ba là, sản xuất vaccine trong nước, bảo đảm triển khai tiêm chủng an toàn và hiệu quả cho người dân.
Trả lờiXóaTrong chiến lược vaccine này, “ngoại giao vaccine” là một mũi nhọn rất quan trọng, là giải pháp vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa lâu dài nhằm bảo đảm nguồn vaccine để bảo vệ sức khỏe nhân dân, đồng thời tạo điều kiện khôi phục các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh bình thường, nhất là trong tình hình thiếu hụt vaccine và tiếp cận bất bình đẳng về vaccine trên toàn cầu như hiện nay.
Trả lờiXóaTrong thời gian vừa qua, chiến lược vaccine và “ngoại giao vaccine” đã và đang được triển khai rất bài bản và quyết liệt trên nhiều cấp khác nhau, đặc biệt ở cấp cao. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo và tham gia trực tiếp rất quyết liệt, không câu nệ hình thức, ngoại giao song phương hay đa phương, điện đàm hay viết thư cho lãnh đạo các nước để có thể tiếp cận các nguồn vaccine.
Trả lờiXóaThủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo quyết liệt Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan cùng với hơn 90 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vào cuộc. Trong hàng trăm cuộc điện đàm, tiếp xúc ở trong nước và ngoài nước, không có cuộc làm việc đối ngoại nào của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước mà không đề cập đến hợp tác về vaccine cũng như tiếp cận nguồn vaccine của các đối tác.
Trả lờiXóarong thời gian ngắn, ngoại giao vaccine đã mang về cho đất nước khoảng 50 triệu liều vaccine và nhiều trang thiết bị y tế, thuốc men từ các đối tác song phương, đa phương cũng như kiều bào ta ở nước ngoài.
Trả lờiXóaSong song với các biện pháp chống dịch trong nước, chiến dịch “ngoại giao vaccine” cũng được triển khai quyết liệt và hiệu quả, trong đó vận động vaccine, thuốc điều trị và trang thiết bị y tế, chuyển giao công nghệ phục vụ phòng chống dịch được xác định là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động đối ngoại cấp cao.
Trả lờiXóaLãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã có nhiều cuộc điện đàm, gặp gỡ, tiếp xúc với lãnh đạo các nước, tổ chức các quốc tế, các doanh nghiệp lớn về dược phẩm/ y tế. Chính phủ cũng đã thành lập Tổ công tác về ngoại giao vaccine.
Trả lờiXóaNiềm hy vọng lạc quan đã và đang được định hình rõ nét trong thực tế này, cần phải khẳng định, là kết quả từ tầm nhìn chiến lược đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội hoạch định từ giai đoạn đầu phòng, chống dịch, từ sự vào cuộc quyết liệt và mạnh mẽ của Chính phủ, từ sự đồng lòng chung sức và tham gia rộng rãi của cả dân tộc, trên “mặt trận” vô cùng gian nan mang tên “ngoại giao vaccine”.
Trả lờiXóaKết quả đạt được cho đến nay của chiến dịch “ngoại giao vaccine” – yếu tố then chốt để hoàn thành mục tiêu chiến lược tiêm phòng toàn dân mà Đảng và Nhà nước đặt ra – là vô cùng ấn tượng.
Trả lờiXóaSong song với các nỗ lực đàm phán mua vaccine từ các nhà sản xuất nước ngoài, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về nghiên cứu, phát triển vaccine phòng Covid-19 trong nước, Bộ Y tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 cho các nhà sản xuất và doanh nghiệp trong nước.
Trả lờiXóaĐến nay, hầu hết các đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống đều đã hỗ trợ Việt Nam với hàng triệu liều vaccine cùng nhiều trang thiết bị y tế, trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.
Trả lờiXóaViệt Nam cũng đã tiếp cận và nhập khẩu một số loại thuốc điều trị, trang thiết bị y tế thiết yếu trị giá hàng chục triệu USD từ sự hỗ trợ của hơn 20 đối tác, tổ chức quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài. Nhiều nước cam kết hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine với Việt Nam.
Trả lờiXóaCũng cần phải nhấn mạnh: Bởi là điểm sáng phòng dịch năm 2020, nên chúng ta hiểu rõ - Việt Nam không có nhiều cơ hội sớm tiếp cận các nguồn cung vaccine theo lệ thường trong năm 2021. Do đó, “ngoại giao vaccine vừa được xem là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược, dài hạn”, và được triển khai thực hiện vô cùng quyết liệt.
Trả lờiXóaCũng nhờ sự khẩn trương, đồng lòng chung sức đó, Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba vaccine Covid-19 tự nghiên cứu và phát triển
Trả lờiXóaVới những bước khởi đầu thành công, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu: Đến cuối năm 2021, bước sang đầu năm 2022, có vaccine Covid-19 “made in Vietnam”.
Trả lờiXóaViệt Nam sẽ có ít nhất một vaccine trong ba ứng viên vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng: Nanocovax, Covivac, ARCT-154.
Trả lờiXóa