SỰ THẬT VỀ NHÂN QUYỀN Ở MĨ
Nhân quyền là
cái gì đó cao quý mà xét trong tổng thể
mối quan hệ nào đó có
liên quan đến việc thực thi quyền, cũng như việc thi hành các chính sách về quyền con
người cần được tôn trọng. Mĩ là
quốc gia luôn đi đầu, rêu rao kêu goi thực thi nhân quyền và tự cho mình cái
quyền được đánh giá, đưa ra sự “trừng
phạt thích đáng” nếu có quốc gia vi phạm quyền thiêng liêng này. Trong chính giới của Mĩ, được luật pháp bảo vệ bằng Hiến pháp và
các tu chính án
hiến pháp sau này, các hiệp
ước quốc tế, được thông qua bởi Quốc hội Hoa
Kỳ, cơ quan lập pháp
các tiểu bang, và bầu cử.Vốn “tấm gương
sáng”về bàn hành chính sách và đảm bảo quyền con người để các quốc gia, dân
tộc noi theo, tuy nhiên trong quá trình quản lý nhà nước cũng như việc thực
hiện một số chính sách có liên quan, Mĩ cũng vướng phải một số vấn đề có liên
quan đến việc thực thi quyền con người. Trong bài viết này tác giả không đi sâu
nghiên cứu về lịch sử, các chính sách, pháp luật về nhân quyền của Mĩ mà tập
trung vào một số vi phạm về quyền con người của Mĩ để các ban cùng suy ngẫm:
Trong
tiến trình thực hiện nhân quyền, Mỹ vẫn còn những vấn đề không tốt đẹp về nhân
quyền trong lịch sử và đương đại. Chế độ nô lệ được chấp nhận ở các bang miền Nam trong suốt 75 năm
đầu tiên của nền Cộng hòa Mỹ. Tình trạng phân biệt chủng tộc tại các trường học, các khu công cộng và định kiến xã
hội. Cần phải nói đến việc người Mỹ bản xứ (người da đỏ)
bị buộc phải di chuyển về miền viễn Tây (người da đỏ bị mất nhà cửa, đất đai,
tài sản, gia súc và bị tàn sát dã man). Tình trạng phân biệt
giới tính cũng là một vấn đề
nhức nhối, đến tận năm 1875 phụ nữ mới được pháp
luật Hoa Kỳ (đạo luật Minor v Happersett, 88 U.S. 162) thừa nhận họ là những con người.
Mãi đến nửa đầu thế kỷ 20,
phụ nữ mới được quyền bầu cử, được tham gia bồi thẩm đoàn,
và có quyền sở hữu tài sản trong vai trò người vợ.Vào thế kỷ 19 và
thế kỷ 20, trong cùng một công việc thì phụ nữ được trả lương
thấp hơn. Điều này dẫn đến việc thông qua "Đạo
luật Trả lương công bằng năm 1963". Tại thời điểm đó, phụ nữ ở Mĩ chỉ nhận được 58 cent
so với 1 dollar của một người đàn ông.
Trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh, Mỹ đã ủng hộ một số
chế độ quân sự độc tài tàn bạo thông qua hỗ trợ tài chính và quân sự miễn là họ
ủng hộ các lợi ích kinh tế và địa chính trị của Mỹ(có thể kể đến là chế độ Việt Nam Cộng
hòa của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu; chế độ độc tài Fulgencio Batista ở Cuba, chế độ độc tài của Pinoche ở Chile, các chế độ bù nhìn
ở Panama, Argentina, chế độ độc tài của Lý Thừa Vãn, Phác Chính Hy ở Nam Hàn, lực lượng Contras ở Nicaragua...)
Sau sự kiện 11 tháng
9, Mỹ bị chỉ trích về việc đối xử với những người bị tình nghi khủng bố và một
số vụ lạm dụng tù nhân của quân đội Mỹ trong chiến tranh
Iraq. Ranh giới các quyền
trong các trường hợp xung đột liên quan đến khủng bố.
Ngoài ra, một số nhóm bày tỏ quan ngại về hình phạt tử hình,
sự hiện diện pháp lý đầy đủ trong các vụ án tử hình, cũng như số lượng nam giới là
người thiểu số bị tù vì các tội hình sự. Ủy ban Nhân quyền của Liên hiện quốc
cũng kiến nghị Mỹ cần chấm dứt hình phạt tử hình mà theo họ Mỹ đã sử dụng một
cách không tương xứng với các nhóm thiểu số và thu nhập thấp.
Trong năm 2006, Ủy
ban nhân quyền của Liên Hiệp quốc đã có bản phúc trình đề cập tới tình hình
nhân quyền ở trong nước Mỹ và khuyến cáo Chính phủ Mỹ bảo đảm quyền lợi của
người nghèo và người da đen trong hoạt động cứu trợ thiên tai (như cơn bão
Katrina). Theo bản phúc
trình thì Hoa Kỳ cần "tăng nỗ lực để
bảo đảm quyền của người nghèo, đặc biệt người Mỹ gốc Phi, trong các kế hoạch tái thiết về
các phương diện như nhà ở, giáo dục và y tế".
Mặc dù luôn tự xưng
là quốc gia dân chủ, nhân quyền nhưng thực tế cho thấy trong quan hệ quốc tế,
Mỹ bị nhiều nước chỉ trích và cáo buộc vì có những bằng chứng cho rằng đã có sự
vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Đặc biệt trong năm 2010, hàng loạt các thông
tin liên quan đến việc vi phạm nhân quyền của Mỹ đã bị rò rỉ và đăng tải trên WikiLeaks.
Một trong những bộ phận bị chỉ trích và cáo buộc về vi phạm nhân quyền là quân đội Hoa
Kỳ (bao gồm cả những
chính sách của lãnh đạo quân đội theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như những vi
phạm nhân quyền mang tính cá nhân của từng lính Mỹ).
Một số nước đã công
bố tình hình vi phạm nhân quyền tại Hoa Kỳ điển hình là Trung Quốc với các bản Báo cáo của Trung Quốc về nhân quyền tại Hoa Kỳ. Năm 2003, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố
báo cáo lần thứ 5 về tình hình vi phạm nhân quyền ở Mỹ nhằm phản đối báo cáo
nhân quyền do Mỹ đưa ra ngày 25 tháng 2 năm 2003 (theo nước này là để chống lại
190 nước trên thế giới).
Tiếp đến, Trung Quốc
đã táo bạo công bố bản Báo cáo Nhân quyền ở Mỹ năm 2009, theo bản báo cáo
này, một loạt vi phạm nhân quyền đang diễn ra hàng ngày tại nước Mỹ như: Theo
dõi công dân, tội phạm và bạo lực lan tràn, lạm dụng quyền lực của các cảnh sát
đặc biệt là trong nhà tù, nghèo đói dẫn đến số vụ tự tử
tăng cao, quyền của công nhân Mỹ không được bảo đảm, phụ nữ, trẻ em là nạn nhân thường xuyên của tình trạng bạo lực, chà
đạp lên chủ quyền và nhân quyền của các nước khác và đi đến kết luận: "Trong
thời điểm thế giới đang phải chịu một thảm hoạ nhân quyền nghiêm trọng do cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ gây ra, chính phủ Mỹ vẫn phớt lờ
những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng trong bản thân nước này và tiếp tục đi chỉ
trích các nước khác. Đó thực sự là một điều đáng tiếc".
Không những vậy, các
bản báo cáo về nhân quyền các nước của Mỹ thường bị nhiều nước bác bỏ,một số
nước khác như Nga, Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Mỹ về sự áp đặt nhân quyền
thông qua đó can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này.Đặc biệt Việt Nam
là nước đã có những phản ứng về cách áp đặt nhân quyền của Mỹ vào nước này.
Vụ việc vi phạm nhân
quyền hay bị chỉ trích là vấn đề tù nhân. Vào năm 2004, tổ chức nhân quyền
quốc tế Human Rights
Watch ngày 7 tháng 3 năm
2004, đã công bố báo cáo chỉ trích Hoa Kỳ nặng nề trong việc vi phạm quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân, sử dụng
vũ lực quá độ trong việc bắt giữ một số người Afghanistan, là nguyên nhân gây
ra những cái chết và thương tích trong thường dân. Báo cáo dài 59 trang này
được thực hiện trên các nghiên cứu tại Afghanistan và Pakistan trong năm 2003, đầu năm 2004. Báo cáo còn cho
biết những tù nhân được trả tự do cho biết họ bị đánh đập nhiều lần, dội nước
lạnh, quỳ gối trong những tư thế gây đau đớn trong một thời gian dài.
Năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã từng công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã
vi phạm Công ước quốc
tế về nhân quyền
đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo, bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng
tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và
một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị
giam giữ tại đây) theo đó, tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược
đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết
quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ. Cũng theo
bản báo cáo, hơn 500 tù nhân đã bị giam giữ không xét xử ở đây suốt 4 năm qua,
kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, mà không hề được đưa ra xét xử
Trước đó, Chương
trình Dateline của Đài SBS (Úc) công bố những hình ảnh mới về việc lính Mỹ tại nhà tù Abu
Ghraib ngược đãi tù nhân Iraq vào ngày 15/2/2006,
đài SBS đã công bố những hình ảnh về cảnh ngược đãi tù nhân tại một nhà tù tai
tiếng khác của Mỹ - nhà tù Abu Ghraib. Trong
một đoạn băng được phát sóng có cảnh các tù nhân Iraq bị làm nhục bằng cách
phải phô những bộ phận kín ra trước máy quay, hay phải đập đầu vào tường. Những
tấm ảnh được công bố còn cho thấy cả những xác chết; các tù nhân trần truồng
trong những tư thế nhục hình, trong đó, có hai người bị xích cùng nhau. Ngoài
ra là cảnh lính Mỹ tra tấn tù nhân Iraq.
Cũng trong năm 2006,
Mỹ cũng từng bị Liên Hiệp quốc chỉ trích về nhân quyền, theo đó Ủy ban Nhân
quyền thuộc Liên hiệp quốc yêu cầu Hoa Kỳ phải đóng cửa tất cả các nhà giam bí
mật mà nước này sử dụng
trong cuộc chiến chống khủng bố đồng thời kêu gọi Mỹ cho Hội Chữ Thập
Đỏ Quốc Tế được tiếp cận với
những người bị giam tại các cơ sở này.Bản thân Hoa Kỳ đôi lúc cũng thừa nhận
mình vi phạm nhân quyền và đã có những xử lý nội bộ đối với những cá nhân vi
phạm.
Hoa Kỳ cũng đã thực
hiện hàng chục ngàn vụ theo dõi, nghe lén trái phép các công dân. Báo The
Washington Post
cho biết FBI đã dùng quy chế
phòng chống khủng bố không có thật, hay yêu cầu các công ty điện thoại viễn
liên cung cấp thông tin trái phép với trên 2000 cuộc điện đàm từ năm 2002 đến năm 2006, dưới thời tổng
thống George W. Bush. Trong suốt 6 năm, chính quyền tổng thống George W.
Bush đã bí mật ra lệnh cho các công ty viễn thông như AT&T
hay Verizon Communications
cài đặt các thiết bị giám sát, nghe lén điện thoại và các kết nối thông tin từ
bên ngoài vào Mỹ mà không hề có sự cho phép của Tòa án Giám sát tình báo nước
ngoài (FISC). Nhiều hành động tra khảo trong quân đội Hoa
Kỳ and CIA được xem là tra tấn bởi dư luận trong và ngoài Hoa Kỳ. Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Mỹ như ngược
đãi trẻ em, xâm phạm sự riêng tư, giam giữ bí mật, sự tàn bạo của cảnh sát và
các vấn đề về quyền tự do.
Theo thống kê của Ủy ban nhân
quyền LHQ hàng ngàn trẻ em ở Mỹ bị ngược đãi, dẫn đến 1.600 trẻ tử vong (trong
năm 2010), khoảng 1/100 cảnh sát quấy rối tình dục, có hành vi không đứng đắn
hoặc hiếp dâm.
Còn về nhà tù, “hiện Mỹ vẫn là nước có số lượng tù nhân
nhiều nhất thế giới với 2,2 triệu người.” Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ trích
luật pháp Mỹ cho phép “các cơ quan đặc biệt” theo dõi thư điện tử cá nhân mà
không cần lệnh của tòa án. “Trong giai
đoạn 2004-2007, lượng thư điện tử bị theo dõi tăng đến 3.000%” - báo cáo
viết.
Mỹ duy trì một hệ
thống tòa án bất công, điều hành nhà tù ngoài thẩm quyền pháp lý chính thức, thực
hiện các hành vi tra tấn, tác động lên thẩm phán từ phía chính quyền, hạn chế
quyền bầu cử và xâm phạm đời tư của công dân. Chính phủ Mĩ cho
phép quân đội tiến hành các cuộc không kích bằng máy bay không người lái để
giết khủng bố là hành động vi phạm nhân quyền.Đài ABC dẫn các số
liệu cho biết, kể từ tháng 1.2009, Mỹ tiến hành 265 cuộc không kích bằng máy
bay không người lái nhằm tiêu diệt các phần tử khủng bố tại một số nước trên thế
giới, khiến ít nhất 1.488 người chết, trong đó có nhiều dân thường. Hồi tháng
5.2012, Mỹ cũng bị Tổ chức Ân xá Thế giới tố cáo vi phạm nhân quyền sau vụ đột kích giết chết
trùm khủng bố Osama bin Laden hồi tháng 5.2011 ở Pakistan.
Trong một bài báo
được đăng trên tờ New York Times viết: chính phủ Mỹ hiện nay rõ ràng vi
phạm 10 trong số 30 điều trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - được Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1948 tại Pháp.“Nước Mỹ đang từ bỏ vị trí hàng đầu trên thế giới về nhân quyền. Thay
vì làm cho thế giới an toàn, việc Mỹ vi phạm nhân quyền tiếp tay cho kẻ thù và
khiến các bạn bè thế giới phải xa lánh”.
Rõ ràng, cái mà Chính phủ Mĩ gọi là
nhân quyền luôn nỗ lực đấu tranh thực chất là lừa bịp, xảo trá. Làm gì có một
kẻ tốt đến mức luôn đi phát hiện điểm yếu của nước khác
để giúp đỡ khắc phục tiến bộ hơn, trong khi chính bản thân họ cũng vi phạm. Điều
đặc biệt có thể nhận thấy là, Mĩ luôn áp đặt vấn đề nhân quyền lên các quốc gia
đối đầu, có lợi ích đi ngược lại với họ. Vấn đề chính ở đây có lẻ cần chỉ ra
cho tất cả nhân loại thấy đó là, Mĩ phải tự soi lại mình, phải là tiên phong
trong thực thi nhân quyền, đảm bảo các quyền con người trước khi đòi hỏi các
quốc gia khác về vấn đề này.
Phillip Tran
Rõ ràng, cái mà Chính phủ Mĩ gọi là nhân quyền luôn nỗ lực đấu tranh thực chất là lừa bịp, xảo trá. Làm gì có một kẻ tốt đến mức luôn đi phát hiện điểm yếu của nước khác để giúp đỡ khắc phục tiến bộ hơn, trong khi chính bản thân họ cũng vi phạm. Điều đặc biệt có thể nhận thấy là, Mĩ luôn áp đặt vấn đề nhân quyền lên các quốc gia đối đầu, có lợi ích đi ngược lại với họ. Vấn đề chính ở đây có lẻ cần chỉ ra cho tất cả nhân loại thấy đó là, Mĩ phải tự soi lại mình, phải là tiên phong trong thực thi nhân quyền, đảm bảo các quyền con người trước khi đòi hỏi các quốc gia khác về vấn đề này.
Trả lờiXóaNhân quyền kiểu Mỹ mà lại không thể nghe đc.
Trả lờiXóaNhân quyền kiểu Mỹ thực chất là lừa bịp xảo trá.
Trả lờiXóaChúng luôn muốn xóa bỏ sự tồn tại và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa nên hành động không có gì là tốt đẹp cả.
Trả lờiXóaNhân quyền chỉ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào nội bộ nước ta.
Trả lờiXóa